4 thời điểm không nên uống cà phê, được ví như 'đầu độc' cơ thể

Cà phê là thức uống quen thuộc của nhiều người. Nó được đánh giá tốt cho sức khỏe khi dùng đúng cách. Ngược lại, có những thời điểm không nên uống cà phê. Bất chấp thưởng thức có thể gây hại sức khỏe.

Trung bình, một tách cà phê chứa vitamin B2 (11% lượng nhu cầu hàng ngày của cơ thể được khuyến nghị), vitamin B5 (6% lượng nhu cầu hàng ngày), mangan và kali (3% lượng nhu cầu hàng ngày), magie và vitamin B3 (2% lượng nhu cầu hàng ngày).

Cà phê còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất có khả năng chống viêm cũng như chống lại bệnh tật rất tốt. Khẳng định này đã được xác nhận bởi các chuyên gia và giáo sư hàng đầu của trường Đại học Y khoa Johns Hopkins.

Đặc biệt, cà phê chứa lượng lớn caffeine mang lại cảm giác tỉnh táo, giảm bớt mệt mỏi. Dù tốt song có thời điểm không nên uống cà phê. Bất chấp thưởng thức có thể gây hại sức khỏe, thậm chí được ví như “đầu độc” cơ thể.

Khi cà phê quá nóng. Nhiều người có sở thích thưởng thức cà phê nóng. Tuy nhiên, đây thời điểm không nên uống cà phê bởi nó có thể gây hại thực quản. Tổ chức Y tế thế giới WHO từng đưa ra cảnh báo đồ uống nóng trên 65 độ C có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Để đảm bảo sức khỏe người dùng, các nhà hàng ở Mỹ thường phục vụ cà phê nhiệt độ từ 60 độ C – 80 độ C. Việc thưởng thức cà phê nhiệt độ lên tới 85 độ C hoàn toàn không được khuyến khích.

Khi cảm thấy lo lắng. Cà phê giúp người uống tỉnh táo, tăng cường năng lượng nhưng không thích hợp để uống khi lo lắng. Theo Ali Miller (dược sĩ kiêm chuyên gia nghiên cứu tại Viện Y khoa Dwidyl, Philippin), cafein trong cà phê có tác dụng kích thích tiêu cực đến hệ thần kinh, sản sinh ra cortisol.

Cortisol được sản sinh ra quá nhiều trong một lúc có thể khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, ảnh hưởng xấu tới cơ thể con người. Nó khiến bạn cảm thấy uể oải, không còn sức lựa để cố gắng trong suốt một ngày dài.

Mệt mỏi vì thiếu ngủ không nên uống cà phê. Nghiên cứu chỉ ra, caffeine trong cà phê không giúp người uống tỉnh táo hơn nếu như trước đó bạn ngủ ít hơn 5 tiếng trong 3 ngày liên tục. Nguyên nhân của vấn đề này chính là, thiếu ngủ khiến cơ thể suy giảm năng lượng điều hành hoạt động nhận thức mà lượng cafein không thể bù đắp vào được.

Sáng sớm. Sáng sớm là thời điểm không nên uống cà phê bởi nó có thể làm đảo lộn đồng hồ sinh học, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Uống cà phê khi chưa kịp ăn sáng còn khiến bạn dễ cồn ruột Hơn nữa, cà phê có tính axit. Lượng axit này sẽ làm hỏng lớp niêm mạc, gây ra chứng ợ nóng khó tiêu và các bệnh về dạ dày.

Kết quả nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Uniformed Services (Mỹ) cũng chỉ ra nồng độ Cortisol sẽ đạt đỉnh điểm vào 8h – 9h giờ sáng. Cortisol là một loại năng lượng tự nhiên sẽ giúp cơ thể bạn trở nên tỉnh táo và khỏe khắn hơn. Vì thế bạn không cần phải bổ sung thêm một loại chất kích thích nào khác như cafe vào thời điểm này.

Thời điểm uống cà phê tốt nhất là sau bữa sáng khoảng chừng 1 – 2 giờ đồng hồ. Ngoài thời điểm này, nếu muốn uống cà phê, bạn cũng có thể dùng vào khung 2 – 3 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian cơ thể bắt đầu rơi vào trạng thái mệt mỏi, cần nhất sự tỉnh táo, uống cà phê lúc này sẽ rất có ích.

Đặc biệt, không nên uống cà phê sau 4 – 6 giờ chiều, vì cà phê sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ vào buổi tối. Ảnh: Internet.

Mời độc giả xem video: Cơ thể thay đổi thế nào nếu ngừng uống cà phê? Nguồn: Zingnews.

Định Tâm

To Top