Đêm hội cồng chiêng đắm say trong 'Giấc mơ đại ngàn'

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên. Hòa trong âm điệu trầm hùng của tiếng cồng, tiếng chiêng, những âm thanh sinh động, chân thực đã tạo nên bản nhạc hòa tấu say đắm, lay động lòng người, vẫy gọi du khách phương xa tìm về lễ hội, tìm về miền di sản của nhân loại.

Gia Lai cũng như bao mảnh đất khác dọc trên chiều dài đất nước hình chữ S, đã từng trải qua bao năm tháng mưa bom bão đạn của chiến tranh. Mảnh đất từng sản sinh ra những người anh hùng đã đi vào huyền thoại và trở thành cảm hứng để Nhân dân các dân tộc Tây Nguyên viết nên những bản trường ca bất tận truyền mãi tới muôn đời sau.

Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Giấc mơ đại ngàn” không chỉ tái hiện lại những nét đẹp rất riêng của những tập tục, lễ hội, những nhân vật sử thi hào hùng trên mảnh đất Gia Lai từ thuở hồng hoang, những chiến tích lẫy lừng của những người anh hùng dân tộc, sự hòa quyện giữa con người cùng với thiên nhiên mà còn ngợi ca vẻ đẹp hoàn mỹ của núi rừng, một vẻ đẹp hiện đại nhưng vẫn toát lên hơi thở của sức sống đại ngàn, của núi rừng Tây Nguyên được giữ nguyên vẹn qua bao thế hệ.

Qua chương trình nghệ thuật "Giấc mơ đại ngàn", tỉnh Gia Lai và Ban tổ chức Tiền Phong Marathon 2021 muốn chuyển đến các vận động viên tham gia Giải vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 62 tại Gia Lai và du khách thông điệp “Giấc mơ đại ngàn” của người dân Gia Lai vẫn luôn là niềm tự hào và khát vọng trong tương lai.

LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG

4 giờ trước

Trực tiếp Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

3 phút trước

Cùng góp mặt trong chương trình nghệ thuật là phần trình diễn của Đoàn nghệ nhân cồng chiêng Jrai đến từ Làng Pleiku Roh, thuộc phường Yên Đỗ, thành phố Pleiku.

Vùng đất tỉnh Gia Lai có dân số hơn 1,5 triệu người, với 44 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Jrai chiếm hơn 30%, là một trong những tộc người cư trú lâu đời, với số lượng dân cư chiếm ưu thế trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Đây là bộ phận dân cư đã có những đóng góp quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Gia Lai

Ảnh: Xuân Tùng

6 phút trước

Mở đầu đêm hội cồng chiêng là các tiết mục ca nhạc mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên do các ca sĩ, đoàn văn hóa nghệ thuật Gia Lai biểu diễn.

Ảnh: Trọng Tài

Ảnh: Trọng Tài

Ảnh: Trọng Tài

Ảnh: Mạnh Thắng

Ảnh: Mạnh Thắng

Ảnh: Mạnh Thắng

Ảnh: Mạnh Thắng

Ảnh: Mạnh Thắng

23 phút trước

Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà cùng các cầu thủ CLB Hoàng Anh Gia Lai tham dự đêm hội cồng chiêng

Tham dự đêm hội cồng chiêng và còn có các Hoa hậu, Á hậu, Hoa khôi, Người đẹp Hoa hậu Việt Nam và các cầu thủ CLB Hoàng Anh Gia Lai.

HLV CLB Hoàng Anh Gia Lai Kiatisuk

29 phút trước

Trong lễ công bố Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại, ông Koichiro Matsuura - Tổng Giám đốc UNESCO đã phát biểu: “Tôi đã được thưởng thức loại hình âm nhạc cồng chiêng rất riêng của Việt Nam và cũng được thấy những nhạc cụ rất độc đáo trong dàn nhạc cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên. Đây là nét văn hóa truyền thống rất riêng của Việt Nam, rất tuyệt vời và đặc sắc. Việc công nhân Danh hiệu Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đối với Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là rất xứng đáng”.

33 phút trước

Mỗi một dàn cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm hồn của người Tây Nguyên, để diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Các tộc người ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình. Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ. Cồng chiêng chính là cuộc sống của người Tây Nguyên. Nghe cồng chiêng thì thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội... Tây Nguyên

35 phút trước

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu.

Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.

37 phút trước

Ngày 25/11/2005, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới

38 phút trước

Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Về cội nguồn, có nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá. trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá... tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng... Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên.

40 phút trước

42 phút trước

Hồn thiêng nơi đại ngàn Tây Nguyên

Mảnh đất Gia Lai dù đã trải qua nhiều đổi thay theo sự phát triển chung của đất nước, song Gia Lai vẫn giữ lại cho mình một vẻ đẹp hoang sơ vốn có của đại ngàn.

Đến với Gia Lai, chúng ta không thể nào quên được với những trang sử thi hào hùng mà cũng rất đời thực; những tập tục, lễ hội đã gắn bó với người dân bản địa nơi đây từ bao đời nay, làm nên cái hồn của người dân Tây Nguyên và cũng là nét độc đáo riêng có ở Gia Lai.

46 phút trước

Lễ hội cồng chiêng diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai), nơi đặt tượng Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, có một tấm bia đá đặc biệt, tạc toàn văn bức thư Bác Hồ gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền nam vào ngày 19/4/1946, bức thư có đoạn viết: "...Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu giấy liên lạc, hai là vì có kẻ xui giục để chia rẽ chúng ta. Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có "Nha dân tộc thiểu số" để săn sóc cho tất cả đồng bào. Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta"

51 phút trước

Chương trình nghệ thuật Đêm hội cồng chiêng có chủ đề “Giấc mơ đại ngàn” do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp cùng báo Tiền Phong chủ trì thực hiện với sự tham gia biểu diễn của 2 đoàn nghệ nhân cồng chiêng ở huyện Đak Đoa, TP. Pleiku và các nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San.

Chương trình có thời lượng hơn 90 phút gồm 2 phần: “Bản sắc Tây nguyên” và “Lời ru của núi” nhằm tái hiện những nét văn hóa đặc trưng của Gia Lai từ xa xưa, sự hòa quyện của con người với thiên niên trong thời hiện đại nhưng vẫn giữ được sức sống của đại ngàn.

Núi lửa Chư Đăng Ya, địa danh không thể bỏ qua của du khách khi đến đại ngàn Gia Lai

27/03/2021

Người đẹp có làn da đẹp nhất khoe nhan sắc mộng mơ giữa đất trời Gia Lai

26/03/2021

Gia Lai mong chờ Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong

25/03/2021

Hút hồn ngắm 'nàng công chúa ngủ trong rừng' ở Gia Lai

24/03/2021

Giới thiệu cung đường chạy Tiền Phong Marathon 2021 tổ chức tại Gia Lai

23/03/2021

Nhóm phóng viên

To Top