Ngủ đủ 8 tiếng chưa chắc đã là ngủ ngon: Dấu hiệu nào cho thấy bạn ngủ ngon?

Hiểu biết về giấc ngủ ngon đối với mọi người hiện nay khá mơ hồ, có nhiều ý kiến bàn luận. Liệu ngủ 8 tiếng có phải là biểu hiện của ngủ ngon và đủ giấc hay không?

Thực tế, thời gian ngủ của mỗi người còn thay đổi theo tuổi tác. Do đó, các yếu tố để có một giấc ngủ ngon thật sự lại quyết định bởi nhiều vấn đề hơn. Ngủ ngon giấc không hẳn là ngủ đủ 8 tiếng mà ngủ ngon giấc là khi tỉnh dậy bạn cảm thấy thoải mái, sảng khoái và sẵn sàng cho một ngày làm việc mới.

Khi tuổi càng cao, việc tiết hormone melatonin cũng sẽ giảm, đây chính là nguyên nhân khiến người cao tuổi thường ngủ ít hơn và giấc ngủ của người cao tuổi chỉ kéo dài khoảng 6 tiếng một ngày.

Trong khi đó, trẻ sơ sinh lại có thể ngủ lên tới 16 tiếng mỗi ngày. Trẻ em ở độ tuổi đi học, thanh thiếu niên cần ngủ 9 tiếng mỗi ngày và người trưởng thành ngủ 7,5 đến 8 tiếng được coi là ngủ đủ giấc.

Tuy nhiên, rõ ràng không có một thước đo nào có thể chính xác và nhận diện rằng liệu bạn có đang có một giấc ngủ đủ ngon và đủ giấc hay không. Dưới đây sẽ là những thông tin giúp bạn tin chắc rằng mình liệu có đang nằm trong đối tượng có giấc ngủ ngon hay không.

Ngủ đủ giấc không hẳn là ngủ đủ 8 tiếng/ngày - Ảnh Internet

Đọc thêm:

Ngủ bao nhiêu giờ là đủ? Mỗi đêm ngủ 6 tiếng có gây hại cho sức khỏe không?

Ngủ trưa dài có thể gây hại đến sức khỏe như thế nào?

1. Người có giấc ngủ ngon là người nhanh chóng ngủ say

Thông thường, mỗi người sẽ có một giờ để đi ngủ khác nhau. Nếu như không thay đổi các thói quen và giờ chuẩn bị đi ngủ hằng ngày thì đây sẽ là một thói quen tốt cho giấc ngủ.

Thời gian ngủ tới, bạn chỉ cần đặt lưng xuống giường là đã có thể nhanh chóng dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Đây cũng là đặc điểm thường thấy ở những người ngủ ngon giấc.

Không chỉ vậy đây còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang duy trì một đồng hồ sinh học đúng chuẩn, nhịp nhàng, mọi hoạt động trong cuộc sống diễn ra có quy tắc, khiến bạn có thời gian để ngủ đúng giờ.

2. Người không thức khuya

Người trẻ là đối tượng có thói quen thức khuya trước khi đi ngủ nhiều nhất. Tuy nhiên, đêm đến lại là lúc cơ thể bắt đầu thải độc và trao đổi chất. Điều này khiến việc thức khuya trở thành nguyên nhân khiến cho thời gian chuyển hóa của cơ thể bị gián đoạn và đây cũng là lý do khiến giấc ngủ không ngon.

Không thức khuya là một trong những yếu tố giúp bạn ngủ đủ và ngủ ngon giấc - Ảnh Internet

3. Không bị tỉnh giấc giữa đêm

Rõ ràng, việc không hoặc ít khi bị tỉnh giấc giữa đêm cho thấy bạn đang có một giấc ngủ ngon. Bởi vì, khi thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm sẽ khiến chất lượng giấc ngủ của bạn không thể tốt.

Chưa kể, thói quen thức đêm thường xuyên còn có thể xảy ra do bạn uống nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc do suy giảm chức năng chuyển hóa thận nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài.

4. Thức dậy một cách tỉnh táo

Điều chứng minh rằng bạn vừa có một giấc ngủ ngon và ngủ đủ giấc trong đêm trước đó là buổi sáng tỉnh dậy cơ thể hoàn toàn tỉnh táo, sẵn sàng cho một ngày làm việc mới.

Tỉnh táo vào buổi sáng chứng minh rằng bạn vừa có một giấc ngủ ngon vào đêm trước đó - Ảnh Internet

Việc ngủ đủ giấc và ngủ ngon trước đó sẽ giúp cho bạn có tinh thần thư thái, đầy đủ năng lượng sẵn sàng cho ngày mới bắt đầu.

Đối với trường hợp ngủ không đủ giấc hoặc ngủ không ngon giấc thì sáng tỉnh dậy dù ngủ đủ 8 tiếng đi chăng nữa cơ thể bạn vẫn mệt mỏi, uể oải, không muốn động tay động chân làm bất cứ việc gì.

Thực tế, việc ngủ đủ 8 tiếng hay không chỉ là con số để kiểm tra liệu bạn ngủ đủ giấc hay chưa. Ngủ đủ 8 tiếng chưa hẳn đã chứng minh được rằng bạn có giấc ngủ ngon vào đêm trước đó. Vì vậy, kiểm tra giấc ngủ của bản thân và thay đổi một vài thói quen cần thiết sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe.

N.Mai

To Top