Người 'say' chèo

Nghệ sĩ, giảng viên Trần Văn Tuấn là một trong những người nhiệt huyết truyền lại những ngón nghề của nghệ thuật chèo cho lớp trẻ trên quê hương 5 tấn.

Từ bé, Trần Văn Tuấn đã biết hát chèo. 19 tuổi anh đi bộ đội. Thời là lính, anh đã mang tiếng hát chèo của quê hương tham gia hội diễn văn nghệ quân khu. Sau khi hết nghĩa vụ quân sự, anh trở về địa phương, thi tuyển vào trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật tỉnh và trúng tuyển lớp chèo khóa l năm 1987. Ngày còn học Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật tỉnh, Trần Văn Tuấn đều đạt học sinh giỏi. Hai năm sau ra trường, đầu quân cho Nhà hát chèo Thái Bình, anh tham gia nhiều hội diễn và đạt huy chương bạc, bằng khen cấp hội diễn sân khấu chuyên nghiệp do Bộ VH-TT&DL tổ chức. Năm 2008, anh làm giảng viên, trưởng khoa sân khấu âm nhạc. Nhiều năm công tác, anh đã nhận bằng khen Bộ VH-TT&DL, bằng khen UBND tỉnh và là giáo viên giỏi cấp Quốc gia.

Nghệ sĩ, giảng viên Trần Văn Tuấn

Trong gần 20 năm làm diễn viên thì có 10 năm làm cộng tác viên cho trường, hướng dẫn cho sinh những là Tuần Ty Đào Huế , Vu Quy, Vợ chồng ông chài ... xuất phát từ niềm đam mê truyền nghề cho sinh viên. Với các thế hệ trẻ, nghệ sĩ Trần Văn Tuấn khi hướng dẫn cho sinh viên đều là cách diễn vai mẫu chuẩn mực, truyền cảm hứng cho các em yêu say chèo và phải có trách nhiệm với nghiệp tổ.

“Chèo là hồn, bản sắc đặc thù riêng của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Riêng chèo ở Thái Bình thì phát triển mạnh từ thôn xóm làng quê tới thành thị, đã có nhiều thế hệ biết hát, diễn chèo và các câu lạc bộ chèo được hình thành duy trì trong nhiều năm qua. Cách hát diễn chèo của Thái Bình chân chất mộc mạc, có nét riêng khác với các tỉnh” – nghệ sĩ Trần Văn Tuấn chia sẻ - “Hiện nay lớp trẻ ở Thái Bình vẫn đam mê và yêu chèo. Hằng năm tuyển sinh lớp diễn viên, nhạc công vẫn đông học sinh tham gia thi tuyển. Sau khi được đào tạo bài bản 3 năm ở trường, các em đều trưởng thành và về nhà hát chèo của các tỉnh”

Một buổi "truyền nghề" của nghệ sĩ Trần Văn Tuấn cho các bạn trẻ

Để hát chèo đến được với công chúng, theo nghệ sĩ Trần Văn Tuấn, ngoài các vở diễn, trích đoạn của các nhà hát được biểu diễn cho khán giả xem trực tiếp, những vở diễn được ghi hình phát sóng thì chúng ta có thể quay về chiếu chèo sân đình từ làng quê mộc mạc, biên tập trích đoạn gắn với hơi thở của thời đại. “Dạy hát chèo trên sóng truyền hình cũng là một cách tiếp cận để nhiều người cùng học hát biết hát, biết về tích chất của từng làn điệu” – nghệ sĩ Trần Văn Tuấn cho biết.

Từ năm 2017, anh tham gia dạy hát chèo trên sóng PT-TH tỉnh Thái Bình. Trần Văn Tuấn đã giới thiệu 80 làn điệu trong 4 thể loại (vui, buồn ,trữ tình, thể tự do) với các làn điệu chèo cổ đã đến với khán giả. Năm 2021, nam nghệ sĩ bắt đầu dạy các bài hát chèo dựa trên làn điệu chèo cổ lời mới trên truyền hình tỉnh nhà. Để có một chương trình dạy hát chèo lên sóng truyền hình rất vất vả, có tới 5 công đoạn. Đó là dạy học sinh hát, thu thanh, ghi hình, soạn bài giảng.

Tôi sẽ truyền nghề cho các thế hệ trẻ đến khi nào không thể hát, múa được nữa" - nghệ sĩ Trần Văn Tuấn chia sẻ

Trong suốt hơn 20 năm, tôi cùng vợ đã dìu dắt nhiều thế hệ học sinh, sinh viên học chèo trưởng thành. Mỗi dịp hè, thường vào sáng cuối tuần, chúng tôi đến các huyện ở Thái Bình dạy các bạn trẻ hát chèo, tất cả các em đều đam mê và yêu bộ môn nghệ thuật chèo của Việt Nam. Tôi sẽ truyền nghề cho các thế hệ trẻ đến khi nào không thể hát, múa được nữa. Chúng tôi coi đây như một phần máu thịt của mình, vừa là trách nhiệm với nghiệp tổ vừa là niềm hạnh phúc mỗi khi mình dạy và định hướng cho các con say chèo”- nghệ sĩ Trần Văn Tuấn chia sẻ.

Trần Văn Tuấn cũng là chủ nhân của đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đưa làn điệu, trích đoạn chèo vào trong một số trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Bình”, cùng với đó là “Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa đến hoạt động của doanh nghiệp logistics nhằm ứng phó đại dịch COVID-19”

Quỳnh Hoa

To Top