Tỷ phú, triệu phú, thuốc lá và chính sách quốc gia

Tại Việt Nam, các sản phẩm thuốc lá điện tử hay thuốc lá nung nóng đều không được phép nhập khẩu

Các dòng sản phẩm này đang bị thị trường chợ đen thao túng, tạo ra những mối lo ngại lớn về sức khỏe. Thuốc lá điện tử lậu ở Việt Nam tiềm ẩn nguy cơ độc hại bởi lẽ đây là những sản phẩm hoàn toàn bị thao túng bởi thị trường chợ đen và các bên tham gia bán hàng, thậm chí là chính người dùng có thể tùy nghi pha trộn các thành phần có hại cho sức khỏe vào tinh dầu, chẳng hạn như tăng hàm lượng nicotine, trộn cần sa hay các hóa chất nguy hại khác. Điều đáng nói là cụm từ “thuốc lá điện tử” bị lạm dụng để quảng cáo, dẫn dụ người dùng bằng cách đánh đồng thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng (nung nóng) là một. Để dễ tiếp cận người dùng hơn, các bên buôn bán sản phẩm nhập lậu đặt lại tên cho thuốc lá nung nóng là thuốc lá điện tử, trong khi về mặt bản chất, hai sản phẩm này hoàn toàn khác nhau.

Đến nay, các sản phẩm thuốc lá không khói (thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử) đang đón nhận nhiều quan điểm phân cực, không chỉ trong giới khoa học mà kể cả những nhà tài phiệt trong đó có Michael R. Bloomberg và Steve Forbes.

Michael R. Bloomberg nổi tiếng là tỷ phú coi việc chống thuốc lá là sứ mệnh và với ông chỉ có một con đường thoát khỏi tác hại của thuốc lá là từ bỏ nó. Vì vậy, trong nhiều năm, ông dồn mọi nỗ lực của mình cho việc giảm số người hút thuốc lá, cai thuốc lá hoàn toàn, một cách triệt để Michael R. Bloomberg từ rất nhiều năm nay đã dồn nguồn lực lớn để thực thi sứ mệnh xóa sổ thuốc lá trên toàn cầu.

Thông qua các quỹ từ thiện của mình, kể từ năm 2007 đến nay Bloomberg đã đầu tư ít nhất 1,3 tỷ đô-la “để chống lại việc sử dụng thuốc lá trên toàn cầu”. Các tổ chức từ thiện thuộc Quỹ Bloomberg hoạt động rộng khắp trên thế giới thông qua các tổ chức như HealthBridge Canada, Campaign for Tobacco-Free Kids, Vital Strategies, The Union…, và đặc biệt có ảnh hưởng tại các nước đang phát triển, các nền kinh tế mới nổi từ châu Phi, khu vực Mỹ Latinh đến Đông Nam Á. Thậm chí Quỹ của ông cũng không ngần ngại dùng tiền để tài trợ cho các cơ quan kiểm soát y tế quốc gia có ảnh hưởng đến việc ban hành chính sách để hạn chế mọi nỗ lực của khoa học giảm thiểu tác hại đến với những người hút thuốc lá điếu. Mới đây, Cục Quản lý Dược và Thực phẩm (QLDTP) Philippines đã thừa nhận việc được quỹ từ thiện của Bloomberg là Liên minh Phòng chống Lao và bệnh Phổi Quốc tế - The Union) tài trợ. Câu hỏi mà cơ quan này đang phải trả lời cho Đại biểu quốc hội Suansing chính là tại sao không phải là một tổ chức y tế khác vì rõ ràng lập trường của Quỹ từ thiện này chính là chống thuốc lá thì liệu những gì khi được đưa ra sẽ không bị nguồn tiền tài trợ này chi phối. Sự bại lộ này càng chứng tỏ mối hoài nghi khi các quỹ từ thiện hoặc trực thuộc Bloomberg đang dùng tiền để định hướng chính sách của các quốc gia là có cơ sở. Cách tiếp cận tương tự cũng được các quỹ từ thiện của Bloomberg thực hiện tại Ấn Độ, Mexico v.v. và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Trong khi đó, Steve Forbes - một triệu phú đô-la, ông chủ trang Forbes lại có quan điểm trái ngược về thuốc lá điện tử (e-cigarettes hoặc vape). Ông dựa trên những nghiên cứu khoa học để ủng hộ thuốc lá thế hệ mới như sản phẩm thay thế thuốc lá điếu và ít độc hại hơn.

Trong một đoạn phát biểu ngắn được đăng tải trên trang Forbes mới đây, ông khẳng định: “Vì một số lý do nào đó, thuốc lá điện tử đang bị đánh đồng với thuốc lá điếu. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại. Thuốc lá điện tử cho phép người dùng hít nicotine mà không có carbon monoxide và các chất độc hại khác gây chết người, đặc biệt là đối với phổi. Theo đó, carbon monoxide cùng với tar (hắc ín) chính là hai trong số những thành phần gây hại nhất có trong khói thuốc lá điếu, khiến người hút thuốc lá điếu có thể bị mắc các chứng bệnh nghiêm trọng dẫn đến tử vong”.

Đối với thuốc lá làm nóng, hiện nay trên thế giới đã có 63 nước cho phép lưu hành sản phẩm này và Uruguay là nước mới nhất đã tiến hành gỡ bỏ lệnh cấm đối với thuốc lá làm nóng, dù từng chống thuốc lá nghiêm ngặt. Trong sắc lệnh do Tổng thống Luis Lacalle Pou cùng toàn thể nội các, bao gồm Bộ Y tế, ký ngày 23/3/2021 vừa qua, chính phủ Uruguay công nhận rằng các sản phẩm thay thế cho thuốc lá điếu đốt cháy hiện đã được phát triển, với một hồ sơ dữ liệu nguy cơ khác so với với thuốc lá điếu đốt cháy, theo đó có tiềm năng giữ vai trò trong nỗ lực giảm thiểu tác động của vấn nạn hút thuốc lá trong nước.

Lẽ dĩ nhiên, các quốc gia cho phép lưu hành thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng không đơn thuần nhìn vào bài toán kinh tế như tăng thu cho ngân sách hay tôn trọng quyền tự do lựa chọn của người tiêu dùng mà còn xem xét vấn đề sức khỏe cộng đồng. Theo đó, những quốc gia cho phép lưu hành những sản phẩm này đều dựa trên căn cứ khoa học của việc “giảm thiểu tác hại”. Và trách nhiệm chứng minh “giảm thiểu tác hại” thuộc về nhà sản xuất, nếu các cơ quan thẩm quyền không đủ điều kiện để thực hiện các nghiên cứu để thẩm định công bố của nhà sản xuất về chất lượng sản phẩm.

Trường Thư

To Top