Tư liệu kinh sách mộc bản tại chùa Đa Bảo, Phú Xuyên, Hà Nội

Đối với công tác biên mục bảo quản tài liệu ván khắc tại chùa Đa Bảo. Kể từ khi nhiều lần trùng tu, xây dựng chùa, đến này toàn bộ số ván kinh sách hiện còn đã được đưa lên Thượng điện của chùa. Hiện chỉ có kệ tạm thời để xếp lên. Tuy nhiên, số ván này từ trước đến nay cũng chưa được tổ chức, cá nhân nào chỉnh lý, sắp xếp, biên mục.

FacebookEmail

Mục lục bài viết

1. Mở đầu
2. Vài nét về chùa Đa Bảo
3. Tư liệu kinh sách của chùa trong lịch sử và hiện tại
4. Vấn đề biên mục, bảo quản
5. Đề xuất
6. Kết luận

Đối với công tác biên mục bảo quản tài liệu ván khắc tại chùa Đa Bảo. Kể từ khi nhiều lần trùng tu, xây dựng chùa, đến này toàn bộ số ván kinh sách hiện còn đã được đưa lên Thượng điện của chùa. Hiện chỉ có kệ tạm thời để xếp lên. Tuy nhiên, số ván này từ trước đến nay cũng chưa được tổ chức, cá nhân nào chỉnh lý, sắp xếp, biên mục.

Tác giả: Thích Thanh Phương
Chùa Sủi – Gia Lâm – Hà Nội

Tóm tắt:
Vấn đề biên mục, thư tịch và tư liệu văn học Phật giáo, đặc biệt là tư liệu cổ viết bằng chữ Hán Nôm còn lưu tại các chùa là tương đối nhiều. Nếu như không có binh lửa, mối mọt, hư hại thì số kinh sách này rất nhiều. Những tổ đình lớn như Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà, Dư Hàng, Đọi Sơn, Bích Động, Thiên Trù, Tế Xuyên, Đa Bảo, Bà Đá…là một trong những ngôi chùa còn nhiều ván khắc kinh sách và kinh sách đã được in. Tuy nhiên, ngoài mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được nghiên cứu lập hồ sơ để UNESCO công nhận là di sản ra thì ván khắc kinh tại nhiều chùa chưa được biên mục một cách khoa học. May lắm mới chỉ là kiểm đếm thống kê cơ học mà chưa có đưa vào phần mềm quản lý nào. Trước tình hình đó, Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam và cá nhân tôi đã quyết định triển khai đi tìm về các chốn tổ có khắc ván in kinh để nghiên cứu, sưu tầm thống kê, biên mục, số hóa, mà chùa Đa Bảo là một trong những chốn tổ chúng tôi đang triển khai.
Từ khóa: tư liệu mộc bản kinh Phật. chùa Đa Bảo, Tri Thủy Phú Xuyên Hà Nội,

1. Mở đầu

Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ rất sớm đến nay khoảng hơn 2000 năm. Trải qua quá trình lịch sử tồn tại lâu dài, với những thành tựu đáng ghi nhận dưới thời Lý-Trần (thế kỷ X – XIV). Các triều đại về sau, trong những giai đoạn cụ thể Phật giáo đã có những đóng góp nhất định cho việc truyền bá tư tưởng nhân văn, đạo học sâu sắc. Một trong những đóng góp lớn của Phật giáo trên lĩnh vực văn hóa, văn hiến dân tộc đó là tạo ra một hệ thống nguồn tư liệu kinh sách chữ Hán – Nôm.

Các nguồn tư liệu ván khắc mộc bản về kinh sách Phật giáo Việt Nam là di sản lịch sử, văn học, văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh rất quan trọng. Đây là nguồn tài sản tri thức lớn của Việt Nam, chứa đựng nhiều lớp thông tin có giá trị to lớn về văn học Phật giáo, văn hóa, tôn giáo, xã hội, tín ngưỡng, văn hiến,… Việc thu thập, lưu trữ, biên mục bảo tồn và khai thác, phát huy giá trị của khối tư liệu đó sẽ mang lại những lợi ích to lớn trên nhiều phương diện, góp phần vào việc hoằng dương Phật pháp, lưu giữ truyền thống văn hiến và giá trị to lớn của dân tộc.

Các dạng tài liệu kinh sách đã được in, ván in, tài liệu viết tay, bi ký…liên quan đến Phật giáo, trong đó có văn học Phật giáo. Đặc biệt còn có tài liệu ván khắc mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm (thôn Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) đã được UNESCO vinh danh, công nhận là di sản ký ức thế giới khu vực châu Á- Thái Bình Dương năm 2012.

Nhìn về quá trình lịch sử khắc ván in kinh tại các chốn tổ xưa và nay, nhiều chùa còn lưu giữ được những bộ ván khắc lớn lên đến hàng ngàn ván, nếu có thể tập hợp được các nguồn tư liệu này để nghiên cứu phát huy được giá trị của di sản thì sẽ góp phần bổ khuyết rất lớn đến kho mộc bản của quốc gia. Điều này không chỉ cần thiết cho cộng đồng học giả, các chùa ở trong nước sử dụng thuận tiện mà còn thu hút cộng đồng quốc tế đến khai thác, qua đó góp phần phát triển Phật giáo Việt Nam làm cho thế giới biết nhiều hơn đến Việt Nam.

Thực trạng hiện nay nhiều chùa có ván khắc nhưng chưa được quan tâm bảo quản theo tiêu chuẩn lưu trữ, dẫn đến nhiều ván khắc đã bị mối, mọt, mục, nứt nẻ chuột gặm làm ảnh hưởng đến nội dung. Qua thực tế triển khai chỉnh lý, số hóa kinh sách tại một số chùa, Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam và tác giả là thành viên chính của Trung tâm đã nhận thấy cần phải tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, biên mục, chỉ mục và số hóa và bảo quản theo tiêu chuẩn lưu trữ để kéo dài tuổi thọ cho loại hình di sản tư liệu đặc biệt này. Từ đó nhằm thống kê, chỉnh lý lựa chọn các bài tựa, bạt, của chư tổ để biên dịch thành bộ tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra là những tác phẩm kinh sách khác như của chốn tổ Liên Phái, Bà Đá, Đa Bảo, Tế Xuyên, Khê Hồi, Quảng Bá, Hòe Nhai, Xiển Pháp, Dư Hàng…Vấn đề thư tịch Phật giáo thực sự cần thiết để sưu tầm, bảo quản, số hóa, nghiên cứu.

2. Vài nét về chùa Đa Bảo

Chốn tổ Đa Bảo hay còn gọi là chùa Đa Bảo tọa lạc ở xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Qua văn bia còn lưu giữ tại chùa cho biết: Nguyên văn chữ Hán văn bia “Đa Bảo tự chí 多寶寺誌”.

原夫我邑之有寺名多寶者. 莫知其所自歷何朝代. 今乃影略以引其傳.原古寺前在同 泑西處, 此辰世尚淳古民存也朴. 至黎朝景興年間, 民心慶叶老以 同賡迎回安於此處, 坐于甲向庚, 蛇金引脈, 龜土負基,巽水之含乎. 前艮山之擁乎, 後天馬朝回,眾龜拱復以為景致之一勝也. 內一簇一間二厦, 上仍瓦盖, 下用板圍, 外一簇三間二厦, 木用色雜相間, 上蓋茅茨, 下用土泥. 蓋當時天下之民, 尽存乎朴, 而亦仰賴, 禱祈稔著靈應. 蓋百餘年于茲矣. 至偽西近末貢整僭興,天下寺院銅鍾金像為之毀裂, 未遂二年而亡其國者. 此也迨夫壬戌年間, 聖朝天子繼天立極, 人傑地靈, 風雨辰若, 天下太平, 人人壽域, 个个春臺. 於甲子年間 颶風振起, 大水泊天. 波[勢]湧沸屋寺家居為之倒坏, 惟留一簇. 此辰住持僧是慈胡和尚也. 嗣後幸得隊山第五葉和尚重修一次, 可安棲息繼之, 乃是隊山第六葉和尚也.重修上殿一簇三間二厦, 木用鐵林, 上乃瓦盖四围甎切之, 後乃鑄銅鍾一菓[…]

“Vốn chùa ấp ta có tên là Đa Bảo vậy. Không biết chùa từ thời triều đại nào. Nay bèn đối chiếu hai bên để dẫn việc này mà truyền lại. Chùa cổ vốn trước ở xứ đồng phía tây Cửa Ao, thời này còn chuộng thuần phong, dân còn mộc mạc. Đến khoảng thời Lê Cảnh Hưng, lòng dân vui mừng, người già cùng nối theo đưa về an vị tại nơi này, tọa Giáp hướng Canh, rắn vàng dẫn mạch, móng trên gò rùa, ngậm nước hoàng tuyền, trước ôm núi, sau là thiên mã chầu về, chúng rùa chầu về cho đó là một thắng cảnh rất đẹp. Bên trong chùa có một tòa 1 gian 2 chái, trên lợp ngói, dưới dùng gỗ xung quanh, bên ngoài 3 gian 2 chái, dùng gỗ tạp các gian nối nhau, trên lợp cỏ tranh, dưới dùng đất bùn. Lúc này dân trong thiên hạ, dân thuần tục phác mà cũng ngưỡng nhờ cầu cúng, rất là linh ứng, đại khái khoảng hơn 100 năm ở đây. Đến gần cuối thời Ngụy Tây, Nguyễn Hữu Chỉnh (Cống Chỉnh) chống lại Tây Sơn thì chuông đồng tượng đồng ở các chùa chiền khắp nơi bị phá hủy, chưa được nổi 20 năm thì mất nước. Đợi đến những năm Nhâm Tuất, thiên tử nối ngôi lập ngôi hoàng đế, địa linh nhân kiệt, mưa gió thuận thời, thiên hạ thái bình, người người thăm thú nơi xuân đài thọ vực. Vào năm Giáp Tý gió bão nổi lên, nước lớn trắng trời, sóng to cuồn cuộn, phòng nhà chùa dân cư bị đổ nát hư hại chỉ còn lại một tòa. Lúc này tăng trụ trì là Hòa thượng Từ Hòa. Nối nghiệp về sau may được Hòa thượng đời thứ 5 ở Đọi Sơn trùng tu một lần, sau ngài an cư ở và kế tục ở đây là Hòa thượng đời thứ 6 ở Đọi Sơn trùng tu một tòa thượng điện 3 gian 2 chái, dùng gỗ lim, trên lớp ngói, bốn phía xây tường bao, sau đúc một quả chuông…[trích văn bia Đa Bảo tự chí, hiện còn lưu tại chùa]”

多寶寺誌
原夫我邑之有寺名多寶者. 莫知其所自歷何朝代. 今乃影略以引其傳.原古寺前在同 泑西處, 此辰世尚淳古民存也朴. 至黎朝景興年間, 民心慶叶老以 同賡迎回安於此處, 坐于甲向庚, 蛇金引脈, 龜土負基,巽水之含乎. 前艮山之擁乎, 後天馬朝回,眾龜拱復以為景致之一勝也. 內一簇一間二厦, 上仍瓦盖, 下用板圍, 外一簇三間二厦, 木用色雜相間, 上蓋茅茨, 下用土泥. 蓋當時天下之民, 尽存乎朴, 而亦仰賴, 禱祈稔著靈應. 蓋百餘年于茲矣. 至偽西近末貢整僭興,天下寺院銅鍾金像為之毀裂, 未遂二年而亡其國者. 此也迨夫壬戌年間, 聖朝天子繼天立極, 人傑地靈, 風雨辰若, 天下太平, 人人壽域, 个个春臺. 於甲子年間 颶風振起, 大水泊天. 波[勢]湧沸屋寺家居為之倒坏, 惟留一簇. 此辰住持僧是慈胡和尚也. 嗣後幸得隊山第五葉和尚重修一次, 可安棲息繼之, 乃是隊山第六葉和尚也.重修上殿一簇三間二厦, 木用鐵林, 上乃瓦盖四围甎切之, 後乃鑄銅鍾一菓[…]

Về pháp mạch truyền thừa, hiện chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu, khảo sát để làm sáng tỏ thêm về các đời trụ trì của sơn môn Đa Bảo. Thiền sư Nguyên Uẩn là đệ tử thiền sư Tâm Khang, hiệu Tri Túc-An Lạc-Nhẫn Tiến. Qua Thiền sư Tâm Khang là đời thứ ba của sơn môn Đa Bảo. Sư ông của thiền sư Nguyên Uẩn là đời thứ 2 của sơn môn Đa Bảo pháp danh Bảo Đỉnh, tự Thông Giám, người đã in bộ Phật tổ tam kinh năm 1858. Thầy thiền sư Bảo Đỉnh là người quê Đa Bảo pháp danh Phổ Thiền, hiệu Từ Tâm-Mật Hạnh-Viên Minh. Thiền sư Phổ Thiền là tổ đệ nhất sơn môn Đa Bảo đồng thời là đời thứ năm của sơn môn chùa Đọi (Hà Nam). Đệ tử thiền sư Nguyên Uẩn gồm 3 vị: Đệ tử trưởng là Quảng Truyền, kế đăng trụ trì chùa Tri Chỉ, Sa môn Quảng Thành trụ trì chùa Bìm. Sa môn Quảng Tốn kế đăng chùa Viên Minh. Sa môn Quảng Tốn viên tịch năm 1961 trao quyền kế đăng cho đệ tử là Hòa thượng Thích Phổ Tuệ- đệ tam Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam.

Theo tác giả Thích Di Sơn trong bài viết “Pháp hội Viên Minh và việc in khắc tác phẩm Phật tổ Tam kinh” cho biết: “Sa môn Phổ Thiền (đời 5 chùa đọi, đời 1 chùa Đa Bảo) – > Sa Môn Thông Giám (đời 2 chùa Đa Bảo) – >Sa môn Tâm Khang (đời 3 chùa Đa Bảo) – > sa môn Nguyên Uẩn (đời 4 chùa Đa Bảo, sơ tổ chùa Viên Minh) – >sa môn Quảng Tốn (đời 2 chùa Viên Minh) – >sa môn Phổ Tuệ (đời 3 chùa Viên Minh)”.

Đối với sơn môn Đa Bảo thiền sư Nguyên Uẩn có công đóng góp nhiều cho sự nghiệp in ấn kinh sách. Thiền sư Nguyên Uẩn có tài viết chữ Hán đẹp, vẽ tranh đẹp nên đã thực hiện viết bộ kinh Hoa Nghiêm 81 quyển, Pháp Hoa 28 phẩm, Thụ Giới Nghi Phạm, Chư Kinh Nhật Tụng… cho tổ đình Bồ Đề in khắc, tự tay vẽ các bức tranh minh họa quang cảnh đạo tràng Đức Phật Thích Ca đã thuyết pháp, viết bộ Quy Nguyên Trực Chỉ cho tổ đình Tế Xuyên khắc ván in. Thiền sư Nguyên Uẩn đã viết phần chú thích cho bộ Phật tổ Tam Kinh luân quán thuyết. Trong khoa cúng tổ của thiền sư cho biết, thiền sư đã: “Tả kinh Thập bộ” (Viết mười cuốn kinh).

Ảnh mộc bản đã được chỉnh lý, biên mục tại chùa Viên Minh

3. Tư liệu kinh sách của chùa trong lịch sử và hiện tại

Như trên đã nói, chùa Đa Bảo đã từng là nơi khắc ván in kinh nổi tiếng trong lịch sử. Theo người dân làng và Ni trưởng Thích Đàm Hằng trụ trì cho biết, trong chiến tranh, chùa đã bị 8 quả bom rơi xuống chùa, chàu bị phá nát cả, tượng phật, kinh sách, ván khắc bị vùi trong đất đá. Sau đó dân làng và nhà chùa đi lấp hố bom, moi từng tấm ván kinh rửa bùn đất thì mới vớt vát được 1 phần, hiện nay qua kiểm kê, biên mục của chúng tôi thì chỉ còn khoảng 800 ván. Trong số đó thì bị mối mọt, bể, mẻ…số bộ sách không được toàn vẹn.

Các bộ ván tại chùa Đa Bảo hiện còn gồm:

1. Lăng nghiêm kinh tông thông (259 ván)
2. Chân tâm trực thuyết
3. Tỳ khâu giới kinh (22 ván)
4. Sa di ni giới bản lược văn
5. Quan âm ngũ bách danh (14 ván)
6. Diệu pháp liên hoa kinh văn cú (216 ván)
7. Bách pháp trực giải (19 ván)
8. Cúng Phật khoa
9. Nhật dụng hành trì
10. Sa di luật nghi yếu lược tăng chú
11. Sa di ni luật nghi
12. Vô thường kinh
13. Bát thức lược thuyết
14. Thập vịnh kệ
15. Thích thị yếu lược (11 ván)
16. Tâm kinh trực chỉ
17. Sa di ni nghi đẳng
18. Phụ ni giới cảnh sách
19. Diệu pháp liên hoa kinh (64 ván)

Mặc dù chỉ còn lại một số bộ sách như thống kê ở trên. Tuy nhiên, từ những ván khắc đó chúng ta có thể biết rõ chùa Đa Bảo trong lịch sử đã từng khắc in những bộ kinh nào. Công việc này chúng tôi đang tiếp tục thống kê những bộ sách đã được chốn tổ Đa Bảo khắc in.

4. Vấn đề biên mục, bảo quản

Về việc biên mục, quản lý tài liệu mộc bản nói chung theo đúng như bảo quản tài liệu lưu trữ và biên mục như ở kho lưu trữ Quốc gia IV Đà Lạt quả thật là các chùa chưa có nơi nào làm được. Chưa kể xây dựng thiết kế kho bảo quản theo tiêu chuẩn lưu trữ cũng rất nhiều chi phí. Trong quá trình khảo sát tư liệu tại các chùa, thì đa phần tài liệu ván khắc chỉ mới đưa lên tủ kệ, tình trạng lộn xộn, chưa biên mục, chưa đánh số ký hiệu.

Đối với công tác biên mục bảo quản tài liệu ván khắc tại chùa Đa Bảo. Kể từ khi nhiều lần trùng tu, xây dựng chùa, đến này toàn bộ số ván kinh sách hiện còn đã được đưa lên Thượng điện của chùa. Hiện chỉ có kệ tạm thời để xếp lên. Tuy nhiên, số ván này từ trước đến nay cũng chưa được tổ chức, cá nhân nào chỉnh lý, sắp xếp, biên mục. Khi chúng tôi tiếp cận thì ván để lộn xộn, không theo bộ theo quyển, theo tờ.

Được sự đồng ý của Ni trưởng Thích Đàm Hằng và Đại đức Thích Thiện Huy, chúng tôi đã chỉnh lý số tài liệu này, vệ sinh, khử mối mọt, biên mục, đánh số ký hiệu, nhập thông tin dữ liệu, số hóa. Nhằm bảo tồn, gìn giữ phục vụ nghiên cứu.

5. Đề xuất

Để có thể tổng hợp và thống kê toàn bộ tài liệu ván khắc kinh sách tại các chùa và một số nơi còn lưu trữ ván kinh mộc bản là việc chúng tôi vấn đang tiến hành. Trên cơ sở các thống kê, biên mục đó để đánh giá lại lịch sử đóng góp của các sơn môn pháp phái trong việc khắc ván in kinh, hoằng dương Phật pháp.

Đối với chùa Đa Bảo chúng tôi mạnh dạn đề xuất nhằm bảo quản khối tư liệu hiện còn:

– Hệ thống hóa tư liệu, kiểm kê, biên mục, số hóa, lập hồ sơ và bảo quản di sản ván khắc kinh sách tại chùa.

– Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và chỉ mục cho tài liệu mộc bản kinh sách tại chùa.

– Xây dựng phương thức bảo quản hợp lý cho tài liệu

– Xây dựng phần mềm quản lý và chỉ mục tài liệu

– Tổ chức in lại để vừa phục vụ bảo quản, vừa phục vụ nghiên cứu

6. Kết luận

Tư liệu văn học Phật giáo nói riêng và Tư liệu Phật giáo nói chung, trong đó có Mộc bản in ấn kinh Phật đã tạo ra giá trị trên nhiều lĩnh vực: văn học, lịch sử, văn hóa, tôn giáo… Mộc bản Phật giáo không chỉ có ý nghĩa về mặt lưu truyền thông tin, nội dung văn bản chứa mà ý nghĩa nằm ngay ở sự hiện diện của từng ván khắc: hiện vật. Đó là những hiện vật biết nói, được công nhận là Di sản tư liệu Thế giới, Di sản văn hóa Việt Nam… Trong bối cảnh toàn cầu hóa, đa văn hóa của nhân loại hiện nay, việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của mộc bản Phật giáo cần được quan tâm hơn nữa.

Tác giả: Thượng tọa Thích Thanh Phương Trụ trì Chùa Sủi – Gia Lâm – Hà Nội

To Top