Nhiều quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hoạt động chưa hiệu quả

Hiện nay, trên cả nước có hơn 40 quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được thành lập ở trung ương và địa phương. Năm 2023, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã triển khai kiểm toán chuyên đề toàn ngành về việc quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do địa phương quản lý giai đoạn 2020-2022. Qua một thời gian ngắn làm việc, KTNN nhận thấy nhiều quỹ do địa phương quản lý hoạt động chưa hiệu quả.

Có quỹ đầu tư phát triển nhưng nhiều địa phương cho vay không đúng đối tượng

Cụ thể, KTNN chỉ rõ, Hội đồng quản lý Quỹ Đầu tư phát triển một số tỉnh (Bình Dương, Hà Giang, ắc Ninh, Kon Tum) còn chậm ban hành các quy định về tổ chức hoạt động, điều lệ tổ chức và hoạt động; Quỹ Đầu tư phát triển của tỉnh Tuyên Quang, Thanh Hóa, Ninh Bình có số vốn điều lệ không đảm bảo hoặc bổ sung vốn điều lệ chưa phù hợp với quy định. Đối với Quỹ Phòng, chống thiên tai, có 4 địa phương chậm thành lập, chậm hoàn thiện tổ chức, chậm đi vào hoạt động hoặc không đảm bảo thời gian thành lập theo quy định (Bình Định, Quảng Nam, Lâm Đồng, Hà Giang, Hưng Yên).

Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ, tại một số tỉnh, thành việc cho vay Quỹ đầu tư phát triển chưa đúng đối tượng.

Cũng có 4 địa phương chưa ban hành mức chi, nội dung chi cho các đối tượng theo quy định. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu hằng năm của Quỹ Phòng, chống thiên tai tại các địa phương như Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bình Định, Hậu Giang, Lâm Đồng, Bình Thuận chưa cao, không đạt chỉ tiêu kế hoạch thu đã được UBND tỉnh, thành phố phê duyệt. Một số tỉnh chưa kịp thời thu hồi nguồn kinh phí còn dư tại cấp huyện, xã theo quy định (Bắc Ninh, Điện Biên, An Giang, Tuyên Quang, Hà Giang).

Liên quan đến Quỹ Đầu tư phát triển, KTNN đã chỉ ra một số địa phương cho vay chưa đúng đối tượng, chưa đủ điều kiện; cho vay vốn vượt nhu cầu, không có tài sản đảm bảo vốn vay. Hoạt động cho vay của Quỹ còn phát sinh nợ xấu (như tại tỉnh An Giang, ên Quang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình); nợ phải thu khó đòi nhiều năm chưa được thu hồi (Bắc Ninh); việc phân loại nợ và trích lập dự phòng chưa đúng quy định (Bình Phước). Với Quỹ Hỗ trợ nông dân, UBND tỉnh Hưng Yên, Điện Biên đã bổ sung vốn điều lệ chưa phù hợp với quy định; UBND tỉnh Bình Phước, Kon Tum, Đắk Nông bổ sung vốn điều lệ chưa đảm bảo theo trình tự, thủ tục hiện hành. Bên cạnh đó, một số Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ của các địa phương đã tài trợ vốn cho tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học không đúng đối tượng; thậm chí có Quỹ còn không thực hiện hoạt động tài trợ, cho vay.

Về Quỹ Xóa đói giảm nghèo (Quỹ vì người nghèo, Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo), có Quỹ không có Quy chế hoạt động (TP Hồ Chí Minh); chậm xây dựng quy chế hoạt động, xây dựng nội dung chi, mức chi theo các quy định của áp luật và các văn bản hướng dẫn, dẫn tới lúng túng trong triển khai thực hiện thu - chi của quỹ (tỉnh Bình Thuận); hoạt động của Quỹ không đảm bảo quy định (Thanh Hóa).

Nhiều vấn đề cần khắc phục sau kiểm toán

Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, KTNN cho biết, thông qua hoạt động kiểm toán, các đoàn kiểm toán đã chỉ ra một số bất cập, hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách cần chấn chỉnh, khắc phục.

Với vốn điều lệ, có trường hợp cấp vốn điều lệ cho một số Quỹ không có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; không tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định tăng vốn điều lệ (Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Hỗ trợ nông dân); việc tăng vốn điều lệ chưa phù hợp; tham mưu cấp vốn điều lệ không đúng mục đích; Điều lệ tổ chức và hoạt động chưa được điều chỉnh theo quy định hiện hành (Quỹ Phát triển đất); sử dụng vốn điều lệ đã được cấp cho nhiệm vụ chính của Quỹ là hoạt động đầu tư vốn, cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng còn hạn chế, vốn được cấp chưa sử dụng còn lớn, chưa đạt hiệu quả cao (Quỹ Đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng)... Có tình trạng ứng vốn không tạo quỹ đất sạch, ứng vốn chưa phù hợp với hợp đồng thuê đất; chưa ban hành quy chế chi tiêu nội bộ; chưa xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch hoạt động hằng năm, trung hạn và dài hạn; chưa thực hiện lập kế hoạch sử dụng vốn hằng năm trình UBND tỉnh phê duyệt; dùng Quỹ Phát triển đất để ứng vốn cho dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công là chưa phù hợp với quy định tại Luật NSNN; việc sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ Phát triển đất gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại chưa đúng quy định... Đáng chú ý hơn là thu, chi Quỹ như xây dựng kế hoạch thu Quỹ Phòng, chống thiên tai hằng năm chưa sát với thực tế dẫn đến thu không đạt chỉ tiêu kế hoạch thu đã được UBND tỉnh phê duyệt; nguồn thu của Quỹ đạt rất thấp so với số kế hoạch giao hàng năm.

Ngoài ra, KTNN cũng chỉ rõ, một số địa phương chưa hoàn thiện cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, rõ ràng, thống nhất để điều chỉnh hoạt động của quỹ; chưa ban hành mức chi và nội dung chi cho các đối tượng thuộc quỹ theo quy định của Chính phủ; Hội đồng quản lý Quỹ chưa ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động... Số dư cho vay bình quân chiếm tỷ lệ không cao, số vốn còn lại các quỹ chủ yếu gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại hoặc tồn trên tài khoản thanh toán; số dư nguồn vốn quỹ vượt định mức quy định theo đề án được duyệt. Nguồn vốn NSNN cấp cho quỹ không gửi tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước mà gửi tại các ngân hàng thương mại chưa đúng với quy định. Quy chế tài trợ, cho vay, ứng vốn của một số quỹ chưa phù hợp với quy định; không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi với hoạt động ủy thác, cho vay; một số quỹ nợ chưa thu hồi được nợ gốc, phải khoanh nợ, làm thủ tục khởi kiện để thu hồi nợ... Một số quỹ không xây dựng kế hoạch thu chi tài chính hằng năm, kế hoạch sử dụng vốn, chưa kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ và nghiệp vụ hoạt động của quỹ, chưa thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định; xây dựng kế hoạch thu quỹ hằng năm chưa sát với thực tế dẫn đến thu không đạt chỉ tiêu kế hoạch thu đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Đặng Nhật

To Top