Chủ động phòng chống dịch Covid-19 trong dịp nghỉ lễ dài ngày

Lễ hội té nước Songkran 2024, diễn ra từ ngày 11 đến 15-4, đã đem đến không khí sôi động khác thường cho Thái Lan, giúp ngành du lịch nước này bội thu. Tuy nhiên, nó cũng làm nảy sinh tình trạng lây lan nhanh của dịch bệnh Covid-19 trong lễ hội, vấn đề mà nhiều nước quan tâm và tìm cách đối phó.

Số ca mắc -19 tại Thái Lan tăng sau kỳ nghỉ lễ Songkran

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ái Lan (TAT) Thapanee Kiatphaibool, trong 5 ngày diễn ra lễ hội té nước Songkran 2024, Thái Lan đã “bội thu” khi thu hút 784 nghìn lượt khách, chủ yếu trên đường Rajdamnoen Klang và công viên Sanam Luang ở Bangkok. Songkran cũng tạo ra một lượng lớn doanh thu từ các hoạt động giải trí. Tổng doanh thu ước tính đạt 25,8 triệu USD, bao gồm tiền từ việc bán thức ăn, đồ uống tại lễ hội, cũng như chi phí di chuyển, ăn nghỉ và mua sắm của du khách. Tờ Nation dẫn lời bà Thapanee cho biết, lễ hội này đã tạo ra cơ hội kiếm sống cho 500 người bán hàng rong và 2.000 công nhân khác.

Số ca mắc Covid-19 ở Thái Lan đã tăng nhanh sau kỳ nghỉ lễ Songkran

Theo Cục Kiểm soát dịch bệnh của Bộ Y tế Thái Lan, trong tuần kết thúc vào ngày 20-4, Thái Lan ghi nhận thêm 1.004 bệnh nhân nội trú Covid-19, nhiều nhất vẫn là các ca mắc chủng JN.1. Trung bình mỗi ngày có 143 ca mắc mới và 3 ca tử vong. Các trường hợp tử vong đều nằm trong nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính và phụ nữ mang thai.

Chủng JN.1 là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của Omicron. Được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 8-2023, JN.1 đã nhanh chóng trở thành chủng thống trị ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có ở Việt Nam. Theo phân loại của ổ chức Y tế Thế giới (WHO), đây là biến thể thuộc nhóm cần quan tâm. Bên cạnh đó, các triệu chứng bất thường về tiêu hóa cũng đã được ghi nhận khi biến thể JN.1 được phát hiện trong nước thải ở nhiều quốc gia khác nhau, cho thấy khả năng virus di chuyển từ phổi đến hệ tiêu hóa, dẫn đến sự hiện diện của virus trong nước thải.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy JN.1 không gây bệnh nặng hơn các biến thể phụ Omicron khác. Trước hết, JN.1 được đánh giá có khả năng làm giảm hiệu quả của vaccine cũng như né tránh miễn dịch, tuy nhiên theo WHO, hiện chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này có độc lực cao hơn, gây bệnh nặng hơn các biến thể trước đây và nguy cơ sức khỏe cộng đồng vẫn được đánh giá ở mức độ thấp ở cấp độ toàn cầu. Những người nhiễm chủng JN.1 sẽ có các triệu chứng tương tự như các bệnh về đường hô hấp thông thường như sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ thể, nhức đầu và sổ mũi.

Thêm vào đó, dù JN.1 cũng có khả năng lây lan nhanh chóng, nhưng nó không dẫn đến số ca nhập viện hoặc tử vong tăng vọt. Những trường hợp tử vong thường gặp là những người chưa tiêm chủng hoặc chưa từng mắc bệnh Covid-19, hoặc có bệnh nền, suy giảm miễn dịch. Điều này làm giảm mối đe dọa sức khỏe cộng đồng nói chung so với các biến thể làm suy yếu đáng kể khả năng miễn dịch hiện có.

Trường hợp mắc chủng JN.1 đầu tiên ở Thái Lan được phát hiện vào cuối năm 2023. Kể từ đó đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy chủng này sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn biến thể Omicron. Những người bị nhiễm chủng JN.1 thường sẽ có những triệu chứng tương tự như các bệnh hô hấp thông thường như sốt, ho, đau họng, đau đầu và sổ mũi.

Tuy nhiên, việc JN.1 lan nhanh trong dịp lễ hội và vẫn có những ca thiệt mạng do JN.1 gây ra khiến Thái Lan không khỏi lo ngại.

Ngăn chặn những nguy cơ tiềm ẩn lây lan dịch bệnh

Chính vì thế, việc chủ động phòng chống Covid-19 và các biến thể như chủng JN.1 của Omicron, nhất là trong giai đoạn có các lễ hội và sự kiện lớn, được các nước rất quan tâm. Ông Rajib Dasgupta, nhà dịch tễ học tại Đại học Jawaharlal Nehru (Ấn Độ) cảnh báo: “Mùa nghỉ lễ được đánh dấu bằng lượng du lịch gia tăng đáng kể, đây có thể là một yếu tố bổ sung vào khả năng lây truyền Covid-19”.

Còn theo ông Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, trong tháng 12 năm ngoái có ngày lễ đón năm mới, gần 10 nghìn ca tử vong liên quan đến Covid-19 đã được báo cáo, trong khi tỷ lệ nhập viện đã tăng 42% ở gần 50 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu và châu Mỹ. Ông nhấn mạnh: “Mặc dù 10 nghìn trường hợp tử vong mỗi tháng thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm của đại dịch, nhưng mức tử vong vốn có thể phòng ngừa được này là không thể chấp nhận được”.

Ông Mircea Sofonea, nhà dịch tễ học và chuyên gia nghiên cứu về sự tiến hóa của các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Montpellier (Pháp) thì chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến Lễ hội Bayonne, một trong những lễ hội lớn nhất ở Pháp thu hút hơn 1,5 triệu người tham dự diễn ra trong mùa hè năm ngoái. Theo ông Sofonea, ngay cả khi các hoạt động vui chơi giải trí đều diễn ra ngoài trời dưới điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, tia cực tím và độ ẩm thấp có thể góp phần ngăn chặn sự phát triển của virus, nhưng những đám đông vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Năm nay, dự kiến hơn 15 triệu du khách sẽ tới Pháp trong mùa Thế vận hội Olympic và Paralympic 2024. Đứng trước những rủi ro về y tế, Pháp đã sớm có những phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ngoài các biện pháp chống dịch đã triển khai, một chiến dịch tiêm chủng tăng cường miễn phí dự kiến được Pháp tổ chức từ ngày 15-4 đến ngày 16-6, ngay trước kỳ Thế vận hội, hướng đến những người già trên 80 tuổi, người bị suy giảm miễn dịch, người đang công tác tại các cơ sở lưu trú dành cho người già phụ thuộc và bất kỳ ai có nguy cơ rất cao do tình trạng sức khỏe cá nhân của họ.

Người dân Việt Nam đang chuẩn bị cho nghỉ lễ 30-4 và 1-5. Năm nay, người lao động được nghỉ 5 ngày, thay vì 3 ngày như kế hoạch trước đó. Đây là thời điểm lý tưởng, sôi động của ngành du lịch để đón du khách trong nước, quốc tế. Trên khắp cả nước, các địa phương đang gấp rút chuẩn bị chương trình, hoạt động, tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, du lịch hấp dẫn, thu hút người dân và du khách.

Mặc dù dịch Covid-19 đã được chúng ta kiểm soát, nhưng không thể khẳng định nguy cơ từ đại dịch này đã qua. Chủng JN.1 của Omicron đã được phát hiện ở Việt Nam từ cuối năm ngoái và đã có nhiều người mắc bệnh. Chính vì thế, việc phòng ngừa JN.1 trong dịp nghỉ lễ dài ngày là điều cần quan tâm. Tính đến nay, Việt Nam đã triển khai tiêm trên 260 triệu liều vaccine phòng Covid-19, bao phủ nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, cũng còn một số người chưa tiêm vaccine phòng Covid-19 đầy đủ, nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt dễ chuyển nặng đối với người lớn tuổi, mắc bệnh nền, phụ nữ mang thai vẫn hiện hữu. Do đó, những đối tượng này cần đến cơ sở y tế để tiêm vaccine Covid-19.

Bên cạnh đó, để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có Covid-19, nhất là tại những nơi đông người trong những ngày nghỉ sắp tới, người dân nên bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng bằng cách thực hiện tốt thông điệp 2K (khẩu trang, khử khuẩn). Biện pháp này phải được đặc biệt chú ý tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng, nhà ga, bến xe, chợ, tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người.

Các địa phương cần chủ động dự phòng, giám sát và kiểm soát dịch; tăng cường giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm ca bệnh, tác nhân gây bệnh ngay từ cửa khẩu, tại cơ sở y tế và trong cộng đồng để xử lý kịp thời, triệt để. Các cơ sở y tế tổ chức thu dung, điều trị tốt bệnh nhân để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

To Top