Tìm hiểu kiến trúc Phật giáo Lý-Trần qua triển lãm mỹ thuật cổ

Triển lãm giúp công chúng có cái nhìn cận cảnh về những chi tiết trang trí mỹ thuật và kiến trúc tại các di tích Phật giáo Lý-Trần ở Bắc Ninh và Nam Định.

Triển lãm giới thiệu về kết quả nghiên cứu mỹ thuật cổ tại một số di tích Phật giáo Lý-Trần, trong đó có chùa Ngô Xá ở Nam Định. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngày 24/5, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm Nghiên cứu điền dã Định, Bắc Ninh, giới thiệu nét đặc sắc của mỹ thuật, điêu khắc cổ triều đại Lý, Trần.

Khách tham quan và các sinh viên ngành mỹ thuật có cơ hội hiểu rõ hơn về bộ tượng Phật chùa Dâu ở ắc Ninh hay đường nét trang trí trên pho tượng A Di Đà - Bảo vật Quốc gia có niên đại từ thời Lý tại Chùa Ngô Xá ở Nam Định…

Triển lãm là kết quả của cuộc nghiên cứu điền dã, tìm hiểu về mỹ thuật cổ Lý-Trần do Phó Giáo sư-Tiến sỹ-họa sỹ Trang Thanh Hiền phụ trách.

Phó Giáo sư-Tiến sỹ-họa sỹ Trang Thanh Hiền giới thiệu về triển lãm. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Họa sỹ Trang Thanh Hiền cho hay chuyến điền dã đã giúp các sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiểu rõ hơn về mỹ thuật cổ, đặc biệt là có cơ hội tiếp cận các Bảo vật Quốc gia, làm các bản rập về đường nét trang trí bệ tượng, chân cột, văn bia… Từ những bản rập này, sinh viên sẽ tiếp tục nghiên cứu, tạo ra các tiêu bản đẹp, chính xác của các đồ án chạm khắc.

Theo họa sỹ Trang Thanh Hiền, các pho tượng cổ và đồ án trang trí tại các ngôi chùa ở Nam Định, Bắc Ninh khá tiêu biểu, điển hình cho phong cách mỹ thuật Phật giáo thời Lý-Trần song bản rập từ các di tích này vô cùng hiếm. Do đó, chuyến điền dã này có thể nói là rất thành công khi nhóm nghiên cứu được tạo điều kiện thực hiện các bản rập.

Các hình ảnh về di tích Phật giáo tại chùa Ngô Xá. (Ảnh: Bảo tàng Nam Định)

“Tôi cho rằng triển lãm này sẽ mang đến cho công chúng cái nhìn cận cảnh hơn về di sản. Triển lãm cũng truyền cảm hứng, đam mê cũng như mang đến những gợi ý về cách thức nghiên cứu cho sinh viên mỹ thuật và những người quan tâm đến mỹ thuật cổ,” họa sỹ Trang Thanh Hiền cho biết.

Sinh viên Lê Thu Linh, một thành viên của nhóm nghiên cứu điền dã bày tỏ sự tâm đắc với bản rập họa tiết trang trí đường viền hình hoa lá và bản rập trang trí hình Phật trên cây hương. Linh cho hay quá trình nghiên cứu cũng như thực hiện triển lãm đã giúp sinh viên cho cơ hội tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin về mỹ thuật cổ.

Triển lãm kéo dài đến hết ngày 30/5 tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội./.

Đây là triển lãm có ý nghĩa thiết thực với những ai quan tâm đến mỹ thuật cổ. (Ảnh: PV/Vietnam+)

(Vietnam+)

To Top