Hoang mang tín hiệu lạ từ vũ trụ, cứ 16 ngày lại xuất hiện

Mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến được đặt ở 4 châu lục, vừa phát hiện ra tín hiệu vô tuyến cực mạnh 16 ngày lại xuất hiện một lần. Theo nghiên cứu, nơi phát ra tín hiệu lạ cách chúng ta đến 457 năm ánh sáng.

Mạng VLBI châu Âu (mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến được đặt ở 4 châu lục) đã phát hiện ra tín hiệu chớp sóng vô tuyến cực mạnh.

Nó truyền tới liên tục trong khoảng 4 ngày, im lặng trong 12 ngày tiếp theo rồi lặp lại chu kỳ.

Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu là 2 nhà thiên văn Kenzie Nimmo và Anton Pannekoek từ Đại học Amtersdam (Hà Lan), nơi phát ra tín hiệu lạ cách chúng ta đến 457 năm ánh sáng và thuộc một hành tinh khác.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng chớp sóng vô tuyến mang tên FRB 180916 này được gửi đến từ một hệ nhị phân gồm một sao neutron và một ngôi sao lớn khác.

Có thể, tương tác mãnh liệt giữa 2 vật thể đã gây ra phát xạ vô tuyến mạnh đến nỗi truyền đến được Trái đất.

Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là phỏng đoán, chúng ta vẫn chưa biết chính xác sóng vô tuyến này thực chất là gi.

"Chớp sóng vô tuyến", gọi tắt là FRB (Fast Radio Bursts), là một dạng tín hiệu vô tuyến ngắn nhưng mạnh mẽ, thường được truyền tới Trái đất từ một nơi rất xa xôi.

Nguồn gốc của nó vẫn là một bí ẩn thú vị, có thể là do một vụ sáp nhập sao neutron - một dạng "xác chết sao" giàu năng lượng.

Hoặc có thể là một vụ nổ siêu tân tinh từ một loại sao cực kỳ mạnh mẽ. Và cũng có mối nghi ngờ rằng đó là tín hiệu từ một nền văn minh ngoài Trái đất.

Kể từ lần đầu tiên tình cờ thu được chớp sóng vô tuyến năm 2007 cho đến nay, Trái Đất đã thu được hàng trăm tín hiệu FRB, giới thiên văn học không ngừng giải mã nguồn gốc của chúng.

Chớp sóng vô tuyến FRB chỉ kéo dài trong một phần nghìn giây nhưng có năng lượng bằng tổng năng lượng của Mặt Trời sinh ra trong gần 1 thế kỷ!

Chúng mạnh đến mức dù ở rất rất xa địa cầu (hàng triệu đến hàng tỷ năm ánh sáng) vẫn có thể phát ra tiếng rít vô tuyến liên tục 'đập' vào hệ thống kính viễn vọng và làm hỏng các máy dò của các thiết bị đó trên Trái Đất.

Mời các bạn xem video: Bí ẩn về ngôi sao cổ nhất vũ trụ. Nguồn: Now

Thùy Dung

To Top