ASEAN - Nhật Bản hướng tới tương lai

Hai bên nhất trí đưa quan hệ phát triển thực chất, hiệu quả, tương xứng với tầm vóc của Đối tác chiến lược toàn diện

Ngày 17-12, tại thủ đô Tokyo - ật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng lãnh đạo các nước ASEAN và Nhật Bản dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản.

Tại hội nghị, hai bên nhất trí duy trì và thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư, ổn định chuỗi sản xuất và cung ứng tại khu vực, tạo thuận lợi hơn cho hàng xuất khẩu vào thị trường của nhau. Đồng thời, và Nhật Bản sẽ đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác mới, nhiều tiềm năng như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.

Các nhà lãnh đạo cũng cam kết tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, như giao lưu nhân dân, hợp tác du lịch, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh biển…

Lãnh đạo các nước ASEAN hoan nghênh Nhật Bản coi ASEAN là một trong những ưu tiên về chính sách đối ngoại nói chung và chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (FOIP) của Nhật Bản nói riêng; cam kết tiếp tục ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng và phát huy vai trò trung tâm trong khu vực. Nhân dịp này, Thủ tướng Nhật Bản Fumio công bố khoản hỗ trợ trị giá 40 tỉ yen cho giao lưu nhân dân, hợp tác văn hóa - giáo dục và 15 tỉ yen cho các chương trình trao đổi cán bộ nghiên cứu quốc tế.

Các nhà lãnh đạo dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản Ảnh: VGP

Trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực, các nhà lãnh đạo cho rằng cần tăng cường hợp tác giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, đề cao văn hóa đối thoại, giải quyết hòa bình các tranh chấp, trong đó có biển Đông, trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Tham dự hội nghị, Thủ tướng ạm Minh Chính đề xuất 3 phương hướng lớn để đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản trở thành một biểu tượng của đoàn kết và hợp tác quốc tế.

Thủ tướng đề nghị hai bên tăng cường phối hợp chiến lược, cùng xây dựng cấu trúc khu vực mở, bao trùm, dựa trên luật lệ với ASEAN đóng vai trò trung tâm. Nhật Bản cần tiếp tục có tiếng nói ủng hộ lập trường chung của ASEAN về biển Đông; sớm khởi động lại cơ chế hợp tác Mê Kông…

Thủ tướng nhấn mạnh đầu tư cho nhân tố con người; hoan nghênh các hoạt động trao đổi văn hóa - xã hội trong khuôn khổ "đối tác từ trái tim đến trái tim", từ đó cụ thể hóa thành quan hệ "từ hành động đến hành động" và "từ cảm xúc đến hiệu quả".

Thủ tướng cũng nhấn mạnh 4 kết nối, trong đó thúc đẩy kết nối về kinh tế, thương mại, đầu tư, coi đây là động lực phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản; ngoài ra đẩy mạnh kết nối về cơ sở hạ tầng; mở rộng kết nối trong các lĩnh vực mới, nhất là đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức và nông nghiệp thông minh…

Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo thông qua "Tuyên bố Tầm nhìn về quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN - Nhật Bản: Đối tác tin cậy" và "Kế hoạch triển khai tuyên bố tầm nhìn" để làm cơ sở cho quan hệ ASEAN - Nhật Bản thời gian tới.

DƯƠNG NGỌC

To Top